Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng có nhiều giải pháp tự động hóa được ứng dụng vào công nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành nhựa. Vậy tự động hóa là gì? Vai trò của nó ra sao? Bài viết sau đây của Carno sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chính xác và khách quan hơn về vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bài viết liên quan:
- Giải pháp tự động hóa và cách ứng dụng hiệu quả
- Kiến Thức Nhựa Công Nghiệp Trong Sản Xuất – Carno Việt Nam
- Ngành nhựa Việt Nam và những xu hướng sản xuất nhựa mới của thời đại
Tự động hóa có vai trò rất quan trọng trong sản xuất hiện đại
Mục lục
1. Tự động hóa
1.1. Tự động hóa là gì?
Tự động hóa (Automation) là một khái niệm đã có từ lâu và bắt đầu trở nên phổ biến kể từ năm 1947, thời điểm Bộ phận Tự động hóa của tập đoàn General Motors được thành lập. Sang thế kỷ 21, nó đã bước lên một tầm cao mới và tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong công nghiệp sản xuất, chế tạo lắp ráp.
Vậy tự động hóa là gì? Thật ra, tự động hóa chính là quá trình sử dụng hệ thống điều khiển, công nghệ để giúp các thiết bị tại nhà máy, nồi hơi, lò xử lý nhiệt, máy bay, tàu thuyền,… hoạt động một cách ổn định, liên tục, mà không cần (hoặc cần rất ít) sự can thiệp của con người.
1.2. Các lĩnh vực ứng dụng giải pháp tự động hóa
Hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực đã và đang áp dụng tự động hóa, đơn cử như:
- Sản xuất: Các dây chuyền tự động, cánh tay robot lắp ráp, máy đóng gói tự động,… giúp lắp ráp, chế biến sản phẩm nhanh chóng, chuẩn xác.
- Khoan dầu khí: Ngành này thường có các trạm thăm dò dầu ở xa. Việc ứng dụng các thiết bị tự động hóa, cảm biến giám sát sẽ giúp doanh nghiệp đo lường chính xác hiệu suất vận hành của máy móc và giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn.
- Nhà máy giấy: Dùng các thiết bị tự động để đo đạc chính xác, sản xuất giấy hàng loạt.
- Nhà máy thép: Ứng dụng tự động hóa để điều khiển phân cấp và kiểm soát toàn bộ nhà máy thép.
- Vận chuyển và phân phối: Các phương tiện tự vận hành, giúp nâng cao tốc độ vận chuyển và phân phối hàng hóa.
- Công nghiệp nhựa: Sử dụng cánh tay robot, biến tần cho máy ép nhựa, dây chuyền tự động,… để nâng cao hiệu suất sản xuất nhựa.
Tự động hóa được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất, đặc biệt là công nghiệp nhựa
1.3. Vai trò, tầm quan trọng của tự động hóa và điều khiển
Tự động hóa và điều khiển chính là một xu hướng tất yếu của các ngành công nghiệp hiện nay.
Không chỉ giúp giải phóng sức lao động của con người, tự động hóa còn giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất và tăng độ chính xác của thành phẩm lên gấp nhiều lần. Khi ứng dụng tự động hóa, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và dễ dàng thích nghi hơn với những biến động của kinh tế thị trường.
HÀNG CÓ SẴN, LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC BÁO GIÁ TỐT NHẤT
2. Tự động hóa trong sản xuất
2.1. Khái niệm
Tự động hóa là gì trong sản xuất? Đây là một vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp đang thắc mắc hiện nay.
Hiểu một cách đơn giản thì tự động hóa trong sản xuất là việc ứng dụng các công nghệ hiện đại (ví dụ như máy tính, trí tuệ nhân tạo, cánh tay robot công nghiệp,…) để vận hành dây chuyền sản xuất một cách tự động, hạn chế tối đa sự tham gia của con người.
Giải pháp tự động hóa có thể giảm thiểu tối đa sự tham gia lao động của con người
2.2. Các thành phần của tự động hóa trong công nghiệp
Để ứng dụng tự động hóa vào hoạt động của doanh nghiệp, bạn không chỉ cần hiểu được khái niệm tự động hóa là gì mà còn phải biết về các thành phần của tự động hóa.
Dưới đây là một vài thành phần tự động hóa phổ biến trong công nghiệp:
- Robot công nghiệp: Robot gắp đuôi keo, robot tọa độ cầu, robot di động, robot điều khiển từ xa, robot tọa độ trụ,…
- PLC: Đây là bộ điều khiển logic. PLC cho phép người dùng thiết lập quy trình hoạt động cho máy móc thông qua ngôn ngữ lập trình.
- Servo: Đây là thiết bị phổ biến trong ngành tự động hóa, có thể cảm biến phản hồi để điều chỉnh hành động của máy móc. Servo được chia làm 2 loại là DC Servo và AC Servo.
- Cảm biến: Thiết bị này được dùng để đo tín hiệu của áp suất, nhiệt độ, tốc độ,… hoặc các yếu tố môi trường khác. Thông qua tín hiệu của cảm biến, bộ điều khiển sẽ phân tích và đưa ra hướng xử lý phù hợp cho máy móc khi điều kiện vận hành thay đổi.
- Camera chụp tự động và các thiết bị chấp hành tự động như: thiết bị đóng cắt, bộ chuyển mạch, xylanh thủy lực,…
- Bộ điều khiển kết hợp AI (trí tuệ nhân tạo)
3. Ưu điểm của giải pháp tự động hóa
Trong phần 1 và 2, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tự động hóa là gì, thành phần và các ứng dụng tiêu biểu của tự động hóa. Ở phần 3 này, Carno sẽ tiếp tục chia sẻ những ưu điểm, lợi ích mà tự động hóa mang lại cho doanh nghiệp. Các ưu điểm cụ thể như sau:
3.1. Nâng cao năng suất
Công nghệ tự động giúp máy móc có thể tự vận hành liên tục 24/24 mà không cần nhờ đến sự tham gia của con người. Tự động hóa sản xuất từ việc ứng dụng các thiết bị tiên tiến sẽ giúp tốc độ làm việc nhanh và chuẩn xác hơn nhiều so với lao động thủ công. Chính lý do này đã giúp năng suất sản xuất tại các nhà máy được nâng cao một cách rõ rệt.
3.2. Tiết kiệm chi phí nhân công
Như Carno đã đề cập ở phần khái niệm “tự động hóa là gì” thì đây là công nghệ tiên tiến, cho phép máy móc vận hành tự động, không cần nhờ đến sự can thiệp của con người.
Do đó, khi áp dụng tự động hóa, số lượng lao động tham gia sản xuất sẽ được cắt giảm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản phí liên quan đến vấn đề nhân sự như: chi phí trả lương công nhân, chi phí bảo hiểm, phúc lợi xã hội, chi phí quản lý nhân sự,…
Ứng dụng thiết bị tự động giúp tiết kiệm chi phí nhân công hiệu quả
3.3. Tăng chất lượng thành phẩm
Khi sử dụng các thiết bị tự động thì tất cả các thông số vận hành đều đã được lập trình sẵn. Do đó, thành phẩm cuối cùng sẽ đạt chất lượng tối ưu, có độ chính xác và đồng đều cao.
Hơn nữa, công nghệ này còn làm giảm tỷ lệ lỗi xuống mức tối thiểu. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí liên quan đến việc sửa chữa hoặc tiêu hủy sản phẩm lỗi,…
3.4. Sản xuất linh hoạt hơn
Khi đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc tự động hóa là gì, tại sao lại giúp tăng tính linh hoạt cho quy trình sản xuất? Carno sẽ lý giải điều này ngay sau đây:
Thông thường, để thay đổi các khâu trong quy trình sản xuất, chúng ta sẽ cần khá nhiều thời gian, công sức để đào tạo nhân công, tổ chức quản lý,… Nhưng với công nghệ tự động hóa, bạn chỉ cần điều chỉnh lại các chương trình trên thiết bị khi có thay đổi xảy ra. Như vậy, độ tùy biến trong sản xuất sẽ được nâng cao đáng kể.
3.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh
Việc tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để giảm giá sản phẩm. Mặt khác, nhờ tự động hóa, chất lượng các mặt hàng cũng được nâng cao rõ rệt. Chính hai yếu tố này đã góp phần tạo cho doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường.
Tự động hóa còn giúp tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp
3.6. Đảm bảo an toàn
Giải pháp tự động hóa có thể góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro cho công nhân. Cụ thể, máy móc tự động sẽ thay thế con người thực hiện các công việc nguy hiểm như cắt gọt, hàn sản phẩm,….
3.7. Giảm chi phí sản xuất
Khi áp dụng tự động hóa, chi phí bảo trì, bảo dưỡng sẽ được giảm bớt. Ngoài ra, công nghệ mới này còn giúp tăng cường hiệu quả vận hành. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí tổ chức và sản xuất đáng kể.
4. Nhược điểm của tự động hóa
Công ty tự động hóa sẽ tạo ra được rất nhiều lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, tự động hóa cũng tồn tại một số điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp như:
- Tự động hóa áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nên thường đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Nếu không có biện pháp bảo mật tốt, tự động hóa có thể gây ra các mối đe dọa về an ninh hệ thống.
- Tự động hóa là một quá trình kéo dài nên chi phí phát triển khó có thể xác định trước được. Nếu không nghiên cứu kỹ, chi phí cho tự động hóa có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và ngân sách của doanh nghiệp.
5. Tự động hóa sản xuất trong ngành nhựa
Tương tự như các lĩnh vực khác, ngành nhựa cũng đã sớm áp dụng kỹ thuật tự động hóa vào trong dây chuyền sản xuất. Tùy theo nguồn lực, trình độ nhân sự và nhu cầu riêng mà doanh nghiệp có thể tự động hóa sản xuất ở tất cả các khâu hoặc chỉ áp dụng công nghệ tự động ở một số khâu nhất định. Đơn cử như:
5.1. Khâu chuyển hàng tự động hóa
Doanh nghiệp có thể dùng hệ thống băng tải PVC chịu nhiệt của Carno để vận chuyển hàng hóa nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác.
5.2. Khâu trộn nhựa
Thay vì thực hiện thủ công, công ty có thể dùng máy trộn đứng hoặc máy trộn ngang của Carno để có được các mẻ nguyên liệu nhựa đồng đều và chất lượng tối ưu.
5.3. Khâu gắp sản phẩm tự động hóa
Ở công đoạn gắp sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng cánh tay robot để nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện Carno đang có 3 dòng robot chất lượng, được thiết kế chuyên biệt để khách hàng lựa chọn:
- Robot GX: Bạn có thể điều khiển cánh tay robot GX để gắp sản phẩm và cắt đuôi dư cao của máy ép nhựa.
- Robot GA: Đây là dòng máy có 2 tay gắp và 1 servo. Robot có thể vừa gắp sản phẩm, vừa gắp đuôi keo nhanh chóng.
- Robot GM: Dòng máy này rất hiện đại, có thể tùy chọn điểm thả sản phẩm từ 2 đến 3 vị trí.
Các dòng robot sử dụng để gắp sản phẩm
6. Giải pháp tự động hóa trong sản xuất nhựa
Giải pháp tự động hóa có thể được áp dụng để sản xuất các loại nhựa như:
- Sản xuất nhựa PE: Các thiết bị máy móc tự động có thể lắp đặt biến tần gồm có: máy băm nhựa tái chế, máy thổi bao nilon, máy cắt bao tự động,…
- Sản xuất nhựa PP: Một số dòng máy tự động phổ biến, có thể lắp đặt biến tần: máy kéo chỉ, máy dệt bao PP tự động, máy in, máy tráng màng,…
- Sản xuất nhựa PVC và PS: Các giải pháp tự động được sử dụng nhiều trong sản xuất nhựa PVC và PS gồm có: máy băm nhựa tự động, máy đùn nhựa PVC, máy thổi nhựa PS, robot gắp đuôi keo,…
7. Carno – Đơn vị sản xuất, cung cấp máy móc ngành nhựa hàng đầu
Nếu đang hoạt động trong ngành nhựa và cần mua các thiết bị, máy móc hỗ trợ cho quá trình tự động hóa thì Carno chính là nhà cung cấp uy tín hàng đầu dành cho bạn.
Carno là nhà sản xuất, cung cấp máy móc ngành nhựa Top đầu Việt Nam
Với quá trình phát triển hơn 14 năm, đến nay Carno đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp máy móc ngành nhựa. Tất cả các sản phẩm tại Carno đều có ưu điểm:
- Bền bỉ, linh hoạt, dễ điều khiển, hoạt động ổn định và độ chính xác cao.
- Do được sản xuất và phân phối trực tiếp, hoàn toàn không qua trung gian nên mức giá của thiết bị rất phải chăng, phù hợp với ngân sách của đa số doanh nghiệp Việt.
- Có chế độ bảo hành uy tín, thời gian lên đến 1 năm và hỗ trợ kỹ thuật trọn đời 24/7.
- Hàng mới, chính hãng 100% và luôn có sẵn trong kho
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu tự động hóa là gì và tầm quan trọng của tự động hóa công nghiệp trong sản xuất hiện đại. Vậy đừng chần chừ thêm nữa, hãy bắt đầu quá trình tự động hóa ngay hôm nay bằng cách mua cánh tay robot và các trang thiết bị hiện đại khác tại Carno! Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên bước đường phát triển của doanh nghiệp!
Phone 0975901390
Hotline 0906769585
Email Sale01@carnovn.com
Miền Bắc
Dự án Dabaco Lạc Vệ, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Miền Nam
Số 135 Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. CÔNG TY TNHH MACHINERY CARNO VIỆT NAM